Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0912 589 152

THỜI GIAN LÀM VIỆC

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

Bs. Lê Đỗ Nguyên

CK II Ngoại Tiết niệu

Bác sĩ Nguyên đã có trên 40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý nam khoa. Từng công tác tại nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn ở thủ đô Hà Nội...

B.s Nguyễn Kiếm

Chuyên khoa Y học cổ truyền

Bác sĩ đã có gần 45 năm kinh nghiệm, được nhà nước cử đi học tại học viện Trung y Bắc Kinh và đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc bệnh viện E

B.s Đặng Tuấn Trình

Chuyên khoa Ngoại tiết niệu

Bác sĩ Trình đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nam khoa và từng công tác tại các bệnh viện lớn như Xanh-Pon, Thanh Nhàn, Việt Đức...

B.s Trần Văn Vỵ

Chuyên khoa Ngoại tiết niệu

Là bác sĩ có 35 năm chuyên sâu trong lĩnh vực điều trị các bệnh nam khoa. Từng đảm nhiệm vị trí trưởng khoa ngoại thận - tiết niệu bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội...

B.s Tạ Hồng Duyên

CK cấp I Sản Phụ khoa

Bác sĩ Duyên đã có 30 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Từng công tác tại nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn ở thủ đô Hà Nội...

Bs. Nguyễn Phương Loan

CK cấp I Sản Phụ khoa

Bác sĩ Loan đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Từng là Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình...

Mang thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm hay không?

5/5 - (1 bình chọn)

Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn đe dọa tới tính mạng của người mẹ nếu như không phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy có thai ngoài tử cung xử trí và phòng ngừa ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Có thai ngoài tử cung hay chửa dạ con là tình trạng chủ yếu xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản.

Thông thường ở mỗi chu kỳ kinh, một trứng “chín” sẽ rụng xuống và sẽ phóng ra khỏi buồng trứng rồi di chuyển đến vòi trứng ( hay còn gọi là ống dẫn trứng). Tại đây, trứng sẽ gặp tinh trùng để tiến hành thụ tinh (trường hợp không thụ tinh sẽ xuất hiện hành kinh) và hình thành nên phôi nang. Sau khi thụ tinh được 5 ngày, phôi sẽ tiến vào tử cung – nơi nó cần phải cấy niêm mạc để có thể bám chắc vào tử cung làm tổ, rồi từ từ tiến hành phân chia tế bào, hình thành nên thai nhi.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

 

Tuy nhiên, có một vài trường hợp trứng đã được thụ tinh nhưng lại cấy không đúng vị trí, làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung có thể xảy ra ở nhiều vị trí như vòi tử cung, buồng trứng, cổ tử cung. Nhưng thường hay gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng, với tỷ lệ 95% trong tất cả các trường hợp mang thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu mang thai ở ngoài tử cung

Những người mang thai ngoài tử cung sẽ có một vài triệu chứng mang thai thông thường như chậm kinh, căng tức ngực, đau bụng, buồn nôn…  Tuy nhiên, chị em cũng nên cẩn trọng với một số biểu hiện mang thai ngoài tử cung. Vậy mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì?

Chảy máu âm đạo bất thường

Ở nhiều người khi mang thai thường sẽ nhận thấy một chút màu hồng dính ở quần lót dù không phải ở trong kỳ kinh nguyệt, đây được gọi là máu báo thai. Máu báo thai thông thường sẽ có màu hồng, nhạt hơn máu kinh và thời gian xuất hiện ngắn hơn thời gian hành kinh thông thường. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ra máu lại kéo dài, có màu đỏ sẫm thì chị em nên đi khám vì đây có thể dấu hiệu thai ngoài tử cung.

Chảy máu âm đạo bất thường

Đau bụng

Khi hành kinh, nhiều chị em phụ nữ thường có dấu hiệu đau bụng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau nhói ở vùng bụng dưới, đau mót rặn giống táo bón, đau âm ỉ kéo dài, nhiều lúc đau dữ dội và kèm theo chảy máu âm đạo. Thì đây cũng có thể là biểu hiện thai ngoài tử cung. Mức độ đau sẽ tăng dần theo thời gian do sự phát triển của bào thai.

Lượng HCG trong máu giảm

Dấu hiệu có thai ngoài tử cung có thể kể đến chính là lượng hCG trong máu giảm.  Ngay sau khi trứng được thụ tinh và làm t, nồng độ hCG sẽ xuất hiện trong máu của người mẹ và thải nguyên dạng ra nước tiểu. Nồng độ hCG tăng nhanh ồ ạt và đạt đến mức tối đa tại thời điểm thai nhi được 2 tháng rưỡi. Sau giai đoạn này, lượng hCG sẽ giảm dần đến một mức ổn định vào khoảng tháng thứ tư của thai kỳ và kéo dài cho đến lúc sinh.

Lượng HCG trong máu giảm

Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai ngoài tử cung sẽ có hiện tượng tự ngừng phát triển, tự sảy nên khi đó nồng độ hCG tiết ra sẽ giảm dần ít hơn so với nồng độ hCG tiêu chuẩn xác định sự phát triển, tuổi thai của thai nhi. Hoặc có thể tăng nhưng tăng rất chậm hoặc đứng yên.

Chuột rút

Chuột rút có thể là triệu chứng thai ngoài tử cung. Phụ nữ mang thai thường xảy ra tình trạng chuột rút do sự thiếu hụt các khoáng chất như canxi, sắt, magie, photpho khi mang thai ở những tháng cuối và do thai nhi chèn ép lên các mạch máu ở chi dưới làm các cơ chi dưới phải gánh sức nặng của cơ thể.

Chuột rút

 

Như vậy, dấu hiệu chuột rút sẽ xuất hiện với tần suất ngày một nhiều ở những giai đoạn về sau của thai kỳ vì thai nhi ngày một lớn dần lên. Với trường hợp chửa ngoài tử cung, trong 3 tháng kể từ khi thời điểm có dấu hiệu mang thai, phụ nữ có thể cảm nhận thấy hiện tượng chuột rút xuất hiện nhiều lần và kéo dài do khối thai đó đang chèn ép các mạch máu ở vị trí làm tổ gây ra tình trạng bị chuột rút. Nếu tình trạng này để lâu túi thai đó sẽ có nguy cơ cao bị căng phồng và vỡ ra.

Cảm thấy hoa mắt chóng mặt, ù tai

Khi khối thai ở ngoài tử cung phát triển lớn và bị vỡ ra, tình trạng chảy máu ổ bụng khiến cho thai phụ bị mất máu nhiều, gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và ù tai, thậm chí có thể bị ngất xỉu. Do đó, khi thai phụ gặp phải tình trạng hoa mắt chóng mặt, ù tai thì đây có lẽ là dấu hiệu chửa ngoài tử cung. Lúc này, chị em nên đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Bởi khi đó thai đã bị hỏng, cần được loại bỏ nếu không ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.

Cảm thấy hoa mắt chóng mặt, ù tai

Đau vai gáy

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu chị em cần lưu ý là tình trạng đau vai gáy. Khi chị em mang thai ngoài tử cung thường sẽ đau ở vùng bụng dưới, ngay vị trí mà thai làm tổ. Sau đó, cơn đau này lan dần lên vùng đầu, vai và lưng.

Đau vai gáy

Tình trạng đau vai gáy do mang thai ngoài tử cung thường hay bị bỏ qua trong những tháng đầu của thai kỳ. Bởi nó dễ bị nhầm lẫn với việc đau vai gáy do các hoạt động thường ngày, vận động sai tư thế, đến kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng của bệnh lý gì?

Ngoài các triệu chứng đau bụng như đã nói ở trên, đau vai gáy do có thai ngoài tử cung còn có thể đi kèm với hiện tượng chảy máu âm đạo, cơ thể mệt mỏi.

Que thử thai lên 2 vạch nhưng không rõ đậm nhạt

Nhiều chị em nghi ngờ mang thai thường dùng que thử thai để xem có thai hay không. Vậy mang thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không?

Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu của phụ nữ đang mang thai. Sau khi trứng thụ tinh và làm tổ thì nước tiểu của phụ nữ đã có chứa loại hormone này. Khi đó hormone hCG tác dụng vào que thử thai sẽ lên 2 vạch.

Do đó, mang thai ngoài tử cung thử que có lên 2 vạch. Tuy nhiên nồng độ hCG ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có dấu hiệu giảm dần, nên khi sử dụng que thử thai sẽ có trường hợp lên 2 vạch không rõ, bị mờ.

Que thử thai lên 2 vạch nhưng không rõ đậm nhạt

Bên cạnh đó, việc thử thai quá sớm cũng có thể gây ra tình trạng que thử thai lên vạch bị mờ vì nồng độ hCG lúc đó chưa nhiều hoặc sử dụng không đúng theo hướng dẫn sử dụng hay que thử bị hết hạn.

Chính vì vậy, nếu lần đầu bạn sử dụng que thử thai lên hai vạch không rõ ràng thì bạn có thể thử lại hoặc đợi khoảng 1 tuần trở đi xác định thai đã làm tổ và thử lại. Trường hợp thử lại nhưng que thử thai vẫn lên 2 vạch không rõ ràng như trên thì đây có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung.

Xem thêm: Các giai đoạn ung thư cổ tử cung: Các dấu hiệu và cách điều trị tương ứng

Vậy mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung? Thông thường, hiện tượng thai ngoài tử cung được phát hiện trong khoảng từ tuần 4 -5 của thai kỳ. Tuy nhiên, khi nhận thấy những triệu chứng bất thường từ khi phát hiện mang thai, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây có thai ngoài tử cung

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây ra chửa dạ con.

Ống dẫn trứng bị tổn thương do mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do các tác nhân có hại gây nên như vi khuẩn Ecoli, Chlamydia, nấm men, ……nếu không được chữa trị kịp thời chúng có thể lây lan và gây viêm nhiễm các bộ phận sinh sản của nữ giới, trong đó có vòi trứng.

Ống dẫn trứng bị tổn thương do mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Khi vòi trứng bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ khiến nơi đó bị ứ dịch, và hẹp lại. Điều này dẫn tới, quá trình di chuyển trứng đã thụ tinh bị cản trở khi đi vào tử cung, khiến cho phôi nang làm tổ tại vị trí vị kẹt lại, gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Xem thêm: Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh

Do đó, khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần đi khám ngay để được chữa khỏi.

Phẫu thuật ống dẫn trứng để lại sẹo ở ống dẫn trứng

Những chị em đã từng thực hiện phẫu thuật tại khu vực của ống dẫn sẽ khiến cho việc mang thai sau này gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng có thai ngoài tử cung. Bởi việc tiến hành các phẫu thuật này có thể để lại sẹo ở ống dẫn trứng. Điều này, gây khó khăn cho phôi nang để có thể di chuyển vào trong tử cung. Dẫn tới, phôi nang có thể bị kẹt ở bên ngoài tử cung và làm tổ tại vị trí đó.

Vòi trứng bị lệch, hẹp bẩm sinh

Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung có thể là do vòi trứng bị lệch, hẹp bẩm sinh. Bởi việc này gây cản trở hoặc làm chậm quá trình di chuyển của trứng đã thụ tinh xuống tử cung, dễ gây tắc nghẽn khiến chúng bị kẹt và làm tổ ở bên ngoài tử cung.

Vòi trứng bị lệch, hẹp bẩm sinh

 

Ngoài những nguyên nhân trên, mang thai ngoài tử cung còn có thể là do sự thay đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố, sự phát triển bất thường của trứng đã thụ tinh, ….

Xem thêm: Viêm vùng chậu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp chẩn đoán mang thai ngoài tử cung

Khi nghi ngờ chửa ngoài tử cung, chị em hãy đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Khi đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm cần thiết hoặc phương pháp chẩn đoán bao gồm:

Siêu âm

Siêu âm là cách đơn giản nhất để phát hiện và xác định thai ngoài tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung, kết quả siêu âm của thai phụ sẽ cho thấy trong buồng tử cung không có túi thai, hoặc thấy được hình ảnh túi thai nằm ở ống dẫn trứng. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng chảy máu trong khi thai ngoài tử cung bị vỡ.

Hiện nay có 2 phương pháp siêu âm thai ngoài tử cung bao gồm siêu âm qua ngả âm đạo và siêu âm ổ bụng.

Siêu âm

Xét nghiệm máu

Thai phụ sẽ được lấy máu để định lượng hàm lượng hormone hCG – hormone được cơ thể sản xuất ngay khi trứng được thụ tinh và làm tổ. Mức độ tăng nồng độ HCG trong thời kỳ này có thể tiết lộ nguy cơ thai ngoài tử cung.

Hầu hết khi mang thai ở khoảng 3 tháng đầu tiên, thì lượng hCG sẽ tăng nhanh và ồ ạt, sau đó sẽ giảm xuống ở mức ổn định ở tháng thứ tư. Còn với trường hợp mang thai ngoài tử cung thì nồng độ chất này có xu hướng giảm xuống hoặc sẽ không tăng.

Xét nghiệm máu

Bên cạnh xét nghiệm máu, có thể tiến hành xét nghiệm Progesterone để chẩn đoán xem có mang thai ngoài tử cung hay không. Cụ thể:

  • Nếu nồng độ Progesterone > 25ng/ml thì nguy cơ cao thai làm tổ ở tử cung.
  • Nếu nồng độ Progesterone < 5ng/ml thì cần có những phương pháp chẩn đoán khác để kết luận.

Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán chính xác thai phụ có mang thai ngoài tử cung hay không. Đồng thời cũng giúp xác định vị trí mà túi thai làm tổ. Khi có thai ngoài tử cung, soi ổ bụng sẽ phát hiện được một bên ống dẫn trứng căng phồng, tím đen – đó chính là khối thai bên ngoài tử cung. Khi đó, bác sĩ có thể loại bỏ túi thai ngay mà không cần chờ để phẫu thuật lần sau.

Nội soi ổ bụng thường thực hiện để chẩn đoán xác định khi các kết quả khác nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

Nội soi ổ bụng

Chửa ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? – Là câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ

Theo bác sĩ chuyên khoa, thai ngoài tử cung là tình trạng rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và kịp thời chữa trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xuất huyết do vỡ thai ngoài tử cung

Do phôi thai làm tổ bên ngoài tử cung không phải trong lòng tử cung nên không có đủ chỗ trống để có thể bao bọc khi phôi thai phát triển.

Thai ngoài tử cung lớn dần lên và có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào khiến máu chảy ồ ạt. Khi đó, thai phụ thường có biểu hiện đau bụng dữ dội hoặc ngất xỉu do bị mất máu. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh rất dễ bị trụy mạch và tử vong.

Xuất huyết do vỡ thai ngoài tử cung

Tăng nguy cơ thai ngoài tử cung lần nữa

Những chị em có tiền sử mang thai ngoài tử cung thì sẽ làm gia tăn  nguy cơ có thai ngoài tử cung vào lần tiếp theo. Nguyên nhân là do thai ngoài tử cung rất khó để được giải quyết triệt để. Có nhiều yếu tố khiến thai phụ có thể mang thai ngoài tử cung như mắc các bệnh lý về lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, u xơ tử cung, người từng phẫu thuật ống dẫn trứng, từng bị sảy thai, đặt vòng tránh thai…

Xem thêm: Kinh nguyệt không đều có sao không?

Vô sinh sau khi mang thai ngoài tử cung

Nhiều trường hợp mang thai ngoài tử cung phát hiện muộn, dẫn tới lúc vỡ thì nó sẽ phá vỡ cả cấu trúc của cơ quan sinh dục. Hoặc những trường hợp chửa ngoài tử cung được phát hiện sớm cũng khó có thể đảm bảo khả năng sinh sản sau này. Bởi quá trình phẫu thuật lấy túi thai có thể để lại sẹo trong ống dẫn trứng. Điều này khiến cho quá trình di chuyển để làm tổ của trứng và tinh trùng không thuận lợi, rất dễ thụ tinh tại ống dẫn trứng.

Vô sinh sau khi mang thai ngoài tử cung

Chửa ngoài dạ con chết lưu nguy hiểm đến tính mạng

Trường hợp thai ngoài tử cung bị chết lưu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì nó sẽ đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Bởi lúc này, thai nhi đã bị hỏng hoàn toàn, cần được loại bỏ nhằm tránh tình trạng sẽ gây nhiễm trùng phát triển nhanh chóng làm thối rữa thai nhi và cơ quan sinh sản của mẹ,

Những ai có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung đã không còn là tình trạng hiếm gặp mà ngày càng trở nên phổ biến. Những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung:

  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
  • Nữ giới có tiền sử mang thai ngoài tử cung
  • Phụ nữ nghiện thuốc lá
  • Chị em đã từng phẫu thuật vùng bụng, phẫu thuật vùng chậu hoặc phá thai nhiều lần
  • Nữ giới đã từng mắc các bệnh phụ khoa chẳng hạn như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung…
  • Phụ nữ từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia…
  • Phụ nữ hiếm muộn

Thai ngoài tử cung có thử que được không?

Đây là câu hỏi mà được nhiều chị em quan tâm để có thể phát hiện sớm hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Xem thêm: Ung thư cổ tử cung là gì: Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bạn có thể nhận biết thai ngoài tử cung qua thử que. Cụ thể, sau khi thử que bạn nhận thấy lên 2 vạch nhưng mờ, không rõ ràng thì có khả năng bạn có thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn đang chửa dạ con thì hãy đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thực hiện siêu âm để xem thai đã làm tổ đúng vị trí chưa. Nếu chưa, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Thai ngoài tử cung có thử que được không?

Điều trị mang thai ngoài tử cung

Sau khi được chẩn đoán bạn đang mang thai ngoài tử cung, tùy thuộc vào vào giai đoạn, tình trạng bệnh, … mà bác sĩ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Thông thường, chửa ngoài tử cung được điều trị bởi các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc: Là phương pháp sử dụng thuốc để ngừng sự phát triển của thai nhi
  • Phẫu thuật: Với trường hợp thai to hoặc đã vỡ, gây chảy máu trong thì phải tiến hành phẫu thuật

Khi điều trị mang thai ngoài tử cung, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả, tránh gây biến chứng.

Điều trị mang thai ngoài tử cung

Biện pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng nguy hiểm. Do đó, để đề phòng ngừa tình trạng này, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn, nên chung thủy với bạn tình
  • Khi có kế hoạch mang thai, hãy ngừng hút thuốc, tránh sử dụng các chất có cồn
  • Khi quan hệ hãy sử dụng bao cao su để tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Đồng thời giúp làm giảm nguy cơ bị viêm vùng chậu
  • Khám thai định kỳ là việc hết sức quan trọng để kiểm soát được sự phát triển của thai nhi, bảo vệ mẹ và bé

Biện pháp phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Những thông tin trên đây phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng mang thai ngoài tử cung cũng như mức độ nguy hiểm, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này. Khi nhận thấy những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, chị em hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để kịp thời chữa trị, tránh biến chứng.

Mọi thắc mắc của bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0584.591.878 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Tin cùng chuyên mục

ưu thế trên các diện bệnh

Bệnh phụ khoa

Đội ngũ bác sĩ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư

Bệnh xã hội

Bác sĩ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao

Bệnh nam khoa

Phòng khám cam kết bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp

Kế hoạch hóa

Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm

Thẩm mỹ vùng kín

Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo... giúp chị giữ lửa hạnh phúc

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của từng người

DMCA.com Protection Status