Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0584.591.860

THỜI GIAN LÀM VIỆC

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

Bs. Lê Đỗ Nguyên

CK II Ngoại Tiết niệu

Bác sĩ Nguyên đã có trên 40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý nam khoa. Từng công tác tại nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn ở thủ đô Hà Nội...

B.s Nguyễn Kiếm

Chuyên khoa Y học cổ truyền

Bác sĩ đã có gần 45 năm kinh nghiệm, được nhà nước cử đi học tại học viện Trung y Bắc Kinh và đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc bệnh viện E

B.s Đặng Tuấn Trình

Chuyên khoa Ngoại tiết niệu

Bác sĩ Trình đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nam khoa và từng công tác tại các bệnh viện lớn như Xanh-Pon, Thanh Nhàn, Việt Đức...

B.s Trần Văn Vỵ

Chuyên khoa Ngoại tiết niệu

Là bác sĩ có 35 năm chuyên sâu trong lĩnh vực điều trị các bệnh nam khoa. Từng đảm nhiệm vị trí trưởng khoa ngoại thận - tiết niệu bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội...

B.s Tạ Hồng Duyên

CK cấp I Sản Phụ khoa

Bác sĩ Duyên đã có 30 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Từng công tác tại nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn ở thủ đô Hà Nội...

Bs. Nguyễn Phương Loan

CK cấp I Sản Phụ khoa

Bác sĩ Loan đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Từng là Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình...

Ung thư cổ tử cung là gì: Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng ngừa

5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của chị em nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, việc nhận biết sớm nguyên nhân và biểu hiện của bệnh giúp chị em ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính, xảy ra do các tế bào biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường, nhân lên một cách nhanh chóng, vượt quá tầm kiểm soát của cơ thể.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ban đầu các tế bào ung thư hình thành ở biểu mô cổ tử cung sau đó phát triển ở niêm mạc cổ tử cung và lớn dần lên về kích thước, xâm lấn các khu vực xung quanh và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến ở nữ giới và đứng ở vị trí thứ 2 sau ung thư vú. Theo báo cáo nghiên cứu ung thư tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.200 phụ nữ phát hiện mình bị mắc ung thư cổ tử cung, trong đó có khoảng 2400 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không rõ ràng, do các tế bào ung thư chỉ mới hình thành ở lớp bề mặt, chưa phát triển vào sâu trong các mô. Thường phụ nữ phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thông qua việc khám phụ khoa định kỳ.

Dấu hiệu thường gặp

Chị em có thể nhận biết dấu hiệu của ung thư cổ tử cung qua các biểu hiện thường gặp dưới đây

Chảy máu âm đạo bất thường

Đây là dấu hiệu triệu chứng ung thư cổ tử cung hay gặp. Người bệnh có thể bị xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ, giữa kỳ kinh nguyệt với lượng máu ra nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh nguyệt, hay chảy máu âm đạo sau mãn kinh. Có một số trường hợp người bệnh bị chảy máu sau khi thụt rửa âm đạo hay khám vùng chậu.

Chảy máu âm đạo bất thường

Đau bụng dưới và vùng chậu

Biểu hiện ung thư cổ tử cung mà chị em cần lưu ý chính là những cơn đau bất thường vùng bụng dưới và vùng chậu. Khi các tế bào ung thư phát triển lớn hơn, chúng đè lên các dây thần kinh ở vùng chậu khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.

Đau bụng dưới và vùng chậu

Dịch âm đạo bất thường

Thông thường dịch âm đạo có màu trắng trong như lòng trắng trứng. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy dịch âm đạo có màu sắc bất thường như màu vàng, xanh như có mủ lẫn hoặc màu hồng của máu, kèm theo đó là gây ra mùi khó chịu. Thì đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc là dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung.

Dịch âm đạo bất thường

vùng kín bị ngứa và có dịch trắng

Sự khác thường trong tiểu tiện

Tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu buốt thường khiến chị em nghĩ đến các bệnh liên quan đến bàng quang, đường tiết niệu. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu ung thư tử cung không thể coi thường. Bởi khi các tế bào ung thư phát triển đè lên bàng quang gây tức bóng đái dẫn đến tình trạng trên.

Xem thêm: Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân và dấu hiệu gây bệnh

Sau khi di căn

Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh phát triển nặng khi các tế bào ung thư có thể di căn sang các cơ quan khác, phá hủy các tế bào tại đây.

Sau khi di căn

Lúc này, ngoài những biểu hiện trên, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng ung thư cổ tử cung khác. Tùy thuộc vào vị trí di căn mà bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau như:

  • Cảm thấy khó thở do tế bào ung thư di căn đến phế quản
  • Buồn nôn do tế bào ung thư phát triển trên dạ dày làm tắc ruột
  • Xuất huyết trực tràng, ….

Nếu bạn nhận thấy mình có dấu hiệu ung thư cổ tử cung thì hãy đến ngay gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều được phát hiện do nhiễm virus HPV (Human papillomavirus). Đây là loại virus gây u nhú và các tổn thương tiền ung thư.

Virus HPV gồm có hơn 200 loại, một phần trong chúng chủ yếu lây qua đường tình dục. Bên cạnh đó, virus HPV được chia thành HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Có ít nhất 13 type HPV nguy cơ cao gây ra các bệnh ung thư, trong đó 2 chủng virus HPV là HPV16 và HPV18 là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ với tỷ lệ khoảng 70%.

Các loại ung thư cổ tử cung

Theo phân loại mô bệnh học, các loại ung thư cổ tử cung phổ biến là:

  • Ung thư biểu mô tế bào gai: Đây là loại ung thư phát triển từ các tế bào ở cổ ngoài cổ tử cung. Và thường bắt nguồn từ vùng chuyển tiếp (nơi tiếp giáp giữa cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung). Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều là ung thư biểu mô tế bào gai.
  • Ung thư biểu mô tế tuyến: Đây là loại ung thư phát triển từ các tế bào tuyến tiết chất nhầy của cổ trong cổ tử cung.
  • Ung thư biểu mô hỗn hợp: Ung thư biểu mô hỗn hợp hay ung thư biểu mô gai tuyến là dạng ung thư cổ tử cung ít gặp hơn so với 2 loại trên. Chúng mang cả đặc điểm của cả hai loại ung thư biểu mô tế bào gai và ung thư biểu mô tế bào tuyến.

Các loại ung thư cổ tử cung

Thời gian ủ bệnh của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một khoảng thời gian dài, chúng có thể kéo dài từ 10 -20 năm và qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong khoảng thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV.  Các tế bào tuyến phát triển bất thường trước khi ung thư gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Thời gian ủ bệnh của ung thư cổ tử cung

Một số trường hợp, chị em phát hiện mắc ung thư cổ tử cung ở độ tuổi 40 nhưng virus gây bệnh HPV đã tồn tại trong cơ thể từ khi còn là thiếu nữ. Do vậy, việc tầm soát ung thư định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín là cần thiết.
Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung.

Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung liệu có nguy hiểm hay không?

Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm, nhất là ở giai đoạn tiền ung thư thì khả năng điều trị khỏi là rất cao, sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng được bảo tồn. Còn khi bệnh đã tiến triển nặng thì khả năng sống sót còn phụ thuộc vào từng giai đoạn. Ung thư cổ tử cung gồm có 4 giai đoạn

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung trải qua 4 giai đoạn với mức tiến triển bệnh khác nhau. Cụ thể

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1:

Giai đoạn này, các tế bào ung thư vẫn còn nằm trong cổ tử cung, bắt đầu xâm lấn mô chính cổ tử cung, chưa xâm lấn sang các cơ quan khác. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 còn bao gồm các giai đoạn nhỏ hơn. Và mỗi giai đoạn thể hiện quá trình phát triển kích cỡ và khả năng xâm nhập của tế bào ung thư khác nhau.

  • Giai đoạn IA: Ở giai đoạn phụ này, các tế bào ung thư vẫn còn rất nhỏ, chỉ có thể xác định được bằng cách kiểm tra dưới kính hiển vi.
  • Giai đoạn IA1: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư xâm nhập vào trong cổ tử cung khoảng 3mm.
  • Giai đoạn IA2: Lúc này, các tế bào ung thư đã đi vào cổ tử cung từ 3 – 5mm và nhỏ hơn 7mm về bề rộng.
  • Giai đoạn IB: Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư có thể được xác định mà không nhìn qua kính hiển vi.
  • Giai đoạn IB1: Giai đoạn này các tế bào ung thư đã phát triển nhưng kích thước của chúng vẫn chưa đạt tới 4cm.
  • Giai đoạn IB2: Khi này, các tế bào ung thư có kích thước lớn hơn 4cm.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2

Khi người bệnh mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 2, tế bào ung thư đã lây lan sang các mô quanh của cổ tử cung nhưng vẫn còn giới hạn trong vùng chậu. Giai đoạn này cũng gồm 2 giai đoạn nhỏ hơn.

  • Giai đoạn IIA: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan rộng đến phần trên nhưng chưa ảnh hưởng đến phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn IIB: Lúc này, tế bào ung thư đã lan rộng đến các mô ở dạ con.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã lan ra khỏi vùng chậu hoặc lan tới 1/3 phần dưới của âm đạo.

  • Giai đoạn IIIA: Các tế bào ung thư chỉ tập trung tại khu vực dưới âm đạo.
  • Giai đoạn IIIB: Tế bào ung thư đã lan rộng ra thành vùng chậu. Và chúng ngăn cản dòng chảy của nước tiểu tới bàng quang.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4

Các tế bào ung thư đã lan tới bàng quang, trực tràng, lan ra khỏi vùng xương chậu.

    • Giai đoạn IVA: Các tế bào ung thư đã xuất hiện tại bàng quang hay trực tràng, ảnh hưởng đến các cơ quan này
  • Giai đoạn IVB: Đây là giai đoạn nặng nhất của ung thư cổ tử cung. Bệnh không còn khả năng chữa trị bệnh. Hơn nữa, các cơ quan ở xa tế bào ung thư cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

Xem thêm: Các giai đoạn ung thư cổ tử cung: Các dấu hiệu và cách điều trị tương ứng

Tiên lượng của ung thư cổ tử cung xâm lấn dựa vào các giai đoạn này

Khi ung thư cổ tử cung phát hiện càng muộn thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm càng thấp. Cụ thể:

  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn I từ 80% đến 90%
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn II từ 50% đến 65%
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn III từ 25% đến 35%
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn IV là dưới 15%

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung có thể kể đến như:

Nhiễm virus u nhú ở người (HPV)

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung là virus HPV. Tuy nhiên không phải cứ nhiễm virus này là bị ung thư cổ tử cung. Bởi có hàng trăm loại virus HPV khác nhau, có thể gây bệnh ung thư trên cơ thể chúng ta. Nhưng 2 type HPV phổ biến có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung ở nữ chính là HPV 16 và HPV 18.

Nhiễm virus u nhú ở người (HPV)

Tiền sử tình dục

Những chị em quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng hộ hay quan hệ với nhiều bạn tình có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Bởi họ có thể bị lây nhiễm virus HPV từ bạn tình. Thông thường, hệ thống miễn dịch của con người sẽ tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus. Tuy nhiên, một số trường hợp người phụ nữ không diệt được siêu vi trùng dẫn tới tình trạng viêm nhiễm dần nặng lên. Khi không điều trị, sau một thời gian ADN của virus chui vào được DNA của tế bào người, làm tế bào cổ tử cung sinh sôi nảy nở không ngừng gây ung thư cổ tử cung.

Tiền sử tình dục

Nhiễm Chlamydia

Nhiễm Chlamydia cũng là tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung. Do bệnh này có thể gây viêm cổ tử cung của nữ giới, và virus gây bệnh có thể lây lan và làm tổn thương đến các khu vực lân cận. Về lâu dài, chị em có thể vừa mắc đồng thời thời Chlamydia và HPV – một loại virus dễ có khả năng đưa đến ung thư cổ tử cung.

Nhiễm Chlamydia

Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài

Có nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Bởi những thành phần có trong thuốc có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn tới tạo điều kiện cho virus HPV sinh sôi và phát triển, đặc biệt là HPV 16 và 18, từ đó dễ bị ung thư cổ tử cung.
Đối tượng nào dễ mắc ung thư cổ tử cung

Xem thêm: Viêm vùng chậu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài

Virus HPV gây bệnh chủ yếu qua con đường tình dục. Do vậy, ngay từ khi nữ giới bắt đầu quan hệ thì đã có khả năng nhiễm HPv – tác nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, tùy thuộc vào độ tuổi cũng như mức độ quan hệ tình dục và khả năng mắc bệnh cũng sẽ khác nhau. Những đối tượng dưới đây dễ mắc ung thư cổ tử cung:

  • Phụ nữ ở trong độ tuổi từ 35-59 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất. Còn những người trong độ tuổi 20 thì ít gặp
  • Những người quan hệ tình dục từ sớm với nhiều bạn tình
  • Nữ giới bị thừa cân béo phì
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao
  • Phụ nữ từng mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, …
  • Những người sinh đẻ trên 4 lần, …

Các biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ.

Nếu ung thư cổ tử cung không được phát hiện sớm và kịp thời chữa trị, chị em sẽ phải đối mặt với những hệ lụy khó lường.

Đau đớn dữ dội

Khi các tế bào ung thư di căn vào xương, cơ bắp, dây thần kinh, ….thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức. Thời gian càng lâu thì những cơn đau này càng dữ dội hơn, gây khó chịu cho bệnh nhân.

Đau đớn dữ dội

Suy thận

Trong nhiều trường hợp, các tế bào ung thư cổ tử cung có thể di căn vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Lâu ngày, nước tiểu tích tụ có thể khiến thận sưng, làm suy giảm chức năng của thận. Thận là cơ quan quan trọng trong việc lọc máu và bài tiết chất thải trong cơ thể. Khi chức năng thận bị suy giảm thì sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng theo.

Suy thận

Vô sinh

Đây có lẽ là biến chứng mà không một người phụ nữ nào muốn. Bởi không ít chị em đều có mong muốn có thể được làm mẹ. Nhưng những người mắc ung thư cổ tử cung khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng. Bởi ung thư cổ tử cung tác động lớn đến cổ tử cung – nơi để trứng và tinh trùng gặp nhau. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung vì nhiều lý do buộc phải cắt tử cung, buồng trứng để đảm bảo tính mạng. Điều này đồng nghĩa với việc chị em bị mất khả năng làm mẹ.

Vô sinh

Ung thư cổ tử cung có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy, do đó khi bạn nhận thấy những triệu chứng của ung thư cổ tử cung thì hãy sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xem thêm: Kinh nguyệt không đều có sao không?

Chẩn đoán khối u cổ tử cung

Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, để có thể chẩn đoán chính xác xem bạn có mắc bệnh hay không, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm ung thư cổ tử cung như:

  • Soi cổ tử cung: Là việc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng – ống soi cổ tử cung để có thể quan sát kỹ bên trong cổ tử cung
  • Sinh thiết cổ tử cung: là quá trình kỹ thuật tách lấy một mẩu mô nhỏ cổ tử cung để kiểm tra tình trạng tiền ung thư hay ung thư hóa.
  • Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh bổ sung: Xét nghiệm máu để bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bạn. Ngoài ra còn thực hiện chụp CT, MRI, cắt lớp PET, X-quang ngực, …
  • Chẩn đoán khối u cổ tử cung

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Sau khi chẩn đoán, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà sẽ có phương án điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Giai đoạn tiền ung thư

Giai đoạn này, các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện trong lớp tế bào thứ nhất lót cổ tử cung. Phương pháp điều trị ở giai đoạn tiền ung thư bằng việc phẫu thuật như:

  • Khoét chóp cổ tử cung
  • Cắt tử cung toàn bộ
  • Vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở

Giai đoạn 1

Chỉ phát hiện khối u trong các mô của cổ tử cung. Giai đoạn này có thể điều trị bằng việc phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt bỏ tử cung hay cắt cổ tử cung. Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp xạ trị.

Giai đoạn 2-3

Khối u đã lan ra ngoài cổ tử cung đến âm đạo, các mô gần cổ tử cung, khắp vùng xương chậu. Điều trị ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này thường kết hợp phương pháp xạ trị trong và ngoài với phương pháp hóa trị.

Giai đoạn 4

Khối u có thể di căn tới phổi, gan hoặc xương. Giai đoạn này, điều trị có thể sử dụng các phương pháp xạ trị, hóa trị  hoặc kết hợp nhiều phương pháp để chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng.

Các cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Để có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, chị em có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Vắc xin: Là cách phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia khuyến cáo, nên thực hiện tiêm vacxin trước khi quan hệ tình dục và hiệu quả tiêm sẽ tốt khi tiêm ở độ tuổi 11- 12 tuổi.
  • Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ giúp chị em, nhất là những người sau mãn kinh có thể tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Phụ nữ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, A, E và chất chống oxy hóa. Các dưỡng chất này góp phần bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
  • Vận động: Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao thể chất, tinh thần sảng khoái.
  • Tầm soát tiền ung thư cổ tử cung: Là phương pháp giúp chẩn đoán, phát hiện sớm các tế bào bất thường tại vị trí cổ tử cung.
  • Hạn chế tiếp xúc với HPV: Virus HPV có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp. Cho nên, để phòng ngừa lây nhiễm HPV, bạn nên hạn chế sử dụng chung đồ cá nhân, sử dụng biện pháp bảo hộ khi quan hệ tình dục, ….

Các cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh thường được phát hiện vào giai đoạn muộn. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của chị em.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Do vậy, việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là rất cần thiết nhằm giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Từ đó có biện pháp can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao.

Chính vì vậy, bên cạnh việc tiêm vaccine phòng bệnh, chị em phụ nữ cũng nên đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm sàng lọc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:

Các phương pháp khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Xét nghiệm Pap Smear
  • Xét nghiệm Thinprep
  • Xét nghiệm HPV DNA, ….

Trên đây là những thông tin về ung thư cổ tử cung. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bạn. Do vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đến gặp bác sĩ khi nhận thấy những triệu chứng của ung thư cổ tử cung.

Mọi thắc mắc của bạn về ung thư cổ tử cung, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 024.367.88888 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Tin cùng chuyên mục

ưu thế trên các diện bệnh

Bệnh phụ khoa

Đội ngũ bác sĩ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư

Bệnh xã hội

Bác sĩ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao

Bệnh nam khoa

Phòng khám cam kết bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp

Kế hoạch hóa

Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm

Thẩm mỹ vùng kín

Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo... giúp chị giữ lửa hạnh phúc

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của từng người

DMCA.com Protection Status