Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội

Hotline tư vấn: 0584.591.860

THỜI GIAN LÀM VIỆC

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ

Bs. Lê Đỗ Nguyên

CK II Ngoại Tiết niệu

Bác sĩ Nguyên đã có trên 40 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý nam khoa. Từng công tác tại nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn ở thủ đô Hà Nội...

B.s Nguyễn Kiếm

Chuyên khoa Y học cổ truyền

Bác sĩ đã có gần 45 năm kinh nghiệm, được nhà nước cử đi học tại học viện Trung y Bắc Kinh và đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc bệnh viện E

B.s Đặng Tuấn Trình

Chuyên khoa Ngoại tiết niệu

Bác sĩ Trình đã có gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nam khoa và từng công tác tại các bệnh viện lớn như Xanh-Pon, Thanh Nhàn, Việt Đức...

B.s Trần Văn Vỵ

Chuyên khoa Ngoại tiết niệu

Là bác sĩ có 35 năm chuyên sâu trong lĩnh vực điều trị các bệnh nam khoa. Từng đảm nhiệm vị trí trưởng khoa ngoại thận - tiết niệu bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội...

B.s Tạ Hồng Duyên

CK cấp I Sản Phụ khoa

Bác sĩ Duyên đã có 30 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Từng công tác tại nhiều bệnh viện chuyên khoa lớn ở thủ đô Hà Nội...

Bs. Nguyễn Phương Loan

CK cấp I Sản Phụ khoa

Bác sĩ Loan đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Từng là Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình...

Nấm Candida ở lưỡi nguy hiểm không? Điều trị và phòng ngừa thế nào

5/5 - (1 bình chọn)

Nhiễm nấm Candida là một trong những tình trạng đáng lo ngại có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Căn bệnh này thường gây ra nhiễm trùng chủ yếu ở miệng, lưỡi, cổ họng và thực quản. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Vậy biểu hiện của bệnh nấm Candida ở lưỡi là gì và nấm lưỡi phải chữa thế nào cho hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé

Nguyên nhân gây nấm candida ở lưỡi 

Nấm Candida có tên khoa học là Candida albicans (hay còn gọi là nấm miệng, nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi) là tình trạng viêm nhiễm do một dạng khuẩn nấm men sinh sôi và phát triển trong niêm mạc họng miệng. 

Các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, khuẩn nấm Candida vốn tồn tại trong miệng với số lượng vừa phải và không gây tác động xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, khi môi trường hệ sinh thái vi sinh trong miệng mất cân bằng hoặc do sức đề kháng của cơ thể giảm sút mà khuẩn nấm có thể phát triển quá mức và gây ra bệnh nấm candida ở lưỡi.

Ngoài ra, các bác sĩ cho biết cũng có một số những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida ở lưỡi, như: 

  • Suy giảm miễn dịch: Đây là nguy cơ phổ biến thường gặp ở những bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida. Do hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể không còn lớp hàng rào bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại. Tình trạng này thường gặp ở các bệnh nhân ung thư, HIV/AIDS…
  • Môi trường thuận lợi: Người mắc bệnh tiểu đường, niềng răng, sử dụng răng giả… sẽ tạo môi trường thuận lợi để nấm phát triển và gây bệnh nấm lưỡi.  
  • Nhiễm nấm bộ phận sinh dục: Khi quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm nấm Candida bộ phận sinh dục, bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm lưỡi. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị nấm âm đạo thì nguy cơ trẻ sơ sinh bị nấm candida ở lưỡi là rất lớn do khuẩn nấm xâm nhập vào cơ thể trong quá trình sinh thường.
nam-candida-o-mieng

Nấm Candida ở lưỡi

Triệu chứng nấm Candida ở lưỡi

Nhiễm nấm Candida ở lưỡi có thể gặp cả trẻ em và người lớn. Theo báo cáo y khoa, tỷ lệ trẻ em nhiễm nấm Candida ở lưỡi cao hơn so với người lớn, do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện dẫn tới trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nấm khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Biểu hiện nấm Candida ở người lớn

Với người lớn, các triệu chứng của nấm Candida ở miệng dễ dàng nhận biết hơn. Cụ thể:

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu 
  • Khu vực má trong, lưỡi, vòm miệng, cổ họng… có những mảng màu vàng hoặc trắng. 
  • Xuất hiện những khu vực bị tấy đỏ có cảm giác ngứa ngáy và đau rát.
  • Vị giác bị giảm sút, thậm chí nếu tình trạng nặng người bệnh sẽ gần như mất hoàn toàn vị giác khi ăn uống.
  • Khóe miệng khô đỏ, nứt nẻ, chảy máu nhẹ.
  • Khuẩn nấm xâm nhập vùng họng sẽ gây nuốt khó, đau rát khi nuốt, cảm giác mắc kẹt thức ăn ở họng. 
nam-candida-o-tre-nho

Nấm Candida ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nấm nấm candida lưỡi trẻ em

Với trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ sơ sinh phụ huynh cần quan sát và nhận biết dấu hiệu của bệnh bằng mắt thường, do khả năng biểu đạt ngôn ngữ ở trẻ còn hạn chế. Thông thường, các dấu hiệu đặc trưng khi trẻ nhiễm nấm candida ở lưỡi gồm có:

  • Trẻ bỏ bú sữa, chán ăn do cảm giác đau rát, ngứa ngáy vùng miệng.
  • Vùng miệng thường xuất hiện những đốm trắng rất khó cạo
  • Trẻ sơ sinh thường quấy khóc và liên tục đưa tay lên má.

Phương pháp điều trị nấm candida ở lưỡi

Theo các bác sĩ của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nấm Candida ở lưỡi bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Thường các bác sĩ có thể nhận biết được bệnh nhân có nhiễm khuẩn nấm hay không thông qua quan sát các dấu hiệu. Tuy nhiên việc kiểm tra sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ nhiễm nấm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Với nấm ở vùng miệng – lưỡi – họng – thực quản, thông thường người bệnh sẽ được điều trị nội khoa dùng thuốc kháng sinh. Nếu được điều trị kịp thời dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa bệnh nấm miệng hay nấm candida ở lưỡi sẽ hết sau vài tuần. Tuy vậy, trong một số trường hợp, bệnh có thể dai dẳng hoặc tái đi tái lại.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị nấm candida ở lưỡi cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc. Bởi đặc thù thuốc điều trị khuẩn nấm sẽ có những dược tính, độc tính bên trong. Vì vậy có thể gây ra tình trạng dị ứng, sốc, phản ứng với các thành phần của thuốc. 

Nấm Candida ở lưỡi không chỉ gây đau đớn, khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà còn có nguy cơ lan rộng tới cơ quan khác nếu không điều trị đúng cách kịp thời như nấm họng, nấm dạ dày… thậm chí máu nhiễm trùng nấm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo việc chữa trị nấm Candida ở lưỡi cần được tiến hành ngay khi phát hiện bệnh. 

thuoc-tri-nam-candida

Điều trị nấm Candida

Cách phòng ngừa nấm candida ở lưỡi 

Vậy làm thế nào để phòng bệnh nấm candida ở lưỡi? Theo các chuyên gia sức khỏe của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, để phòng tránh, cũng như hạn chế tình trạng bệnh nấm Candida ở lưỡi tái phát, bạn nên tập một số thói quen như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. đúng cách hàng ngày như đánh răng, cạo lưỡi ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa ngay sau bữa ăn. 
  • Thường xuyên vệ sinh và khử trùng răng giả, niềng răng (nếu có) 
  • Sử dụng nước muối ấm hoặc dung dịch pha giấm táo, nước cốt chanh để súc miệng.
  • Ăn sữa chua thường xuyên sau bữa ăn để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể
  • Vệ sinh bình sữa, núm ti giả, đồ chơi… cho bé sạch sẽ 
  • Đi khám nha khoa ngay khi có vấn đề về răng miệng
  • Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường và các sản phẩm có ủ men
  • Tuân thủ điều trị các bệnh nền như tiểu đường, suy thận, HIV
  • Không lạm dụng những sản phẩm kháng khuẩn thơm miệng để tránh bị mất cân bằng hệ vi sinh trong miệng
  • Hạn chế sử dụng hoặc bỏ thuốc lá (nếu có) 
  • Bổ sung khoáng chất, chất xơ, vitamin C, A… để tăng cường đề kháng cho cơ thể
  • Với nữ giới nếu đồng thời bị nấm âm đạo, cần điều trị càng sớm càng tốt
  • Chủ động tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ
phong-ngua-nam-candida-o-luoi

Phòng ngừa nấm Candida ở lưỡi

Có thể thấy nấm Candida ở lưỡi nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, khuẩn nấm có thể lan ra các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra các biến chứng như viêm nhiễm, nhiễm trùng các cơ quan lân cận.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh nấm candida ở lưỡi. Hy vọng thông qua bài viết này, độc giả sẽ có thêm những thông tin hiểu biết hữu ích để phòng tránh cũng như nhận biết bệnh từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Để đặt lịch hẹn thăm khám và được chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc miễn phí, bạn hãy click chọn [TẠI ĐÂY], hoặc gọi qua số Hotline: 0584.591.860

Tham khảo thêm thông tin: Nấm Candida hậu môn

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN

hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc

ĐĂNG KÝ KHÁM

Tin cùng chuyên mục

ưu thế trên các diện bệnh

Bệnh phụ khoa

Đội ngũ bác sĩ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư

Bệnh xã hội

Bác sĩ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao

Bệnh nam khoa

Phòng khám cam kết bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp

Kế hoạch hóa

Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm

Thẩm mỹ vùng kín

Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo... giúp chị giữ lửa hạnh phúc

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của từng người

DMCA.com Protection Status