THỜI GIAN LÀM VIỆC
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội
Hotline tư vấn: 0912 589 152
THỜI GIAN LÀM VIỆC
Đường tiết niệu là cơ quan thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo cho cơ thể vận hành bình thường. Vậy đường tiết niệu là gì? Đường tiết niệu nằm ở đâu? Những bệnh đường tiết niệu nào thường gặp? Để giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Đường tiết niệu (còn gọi là hệ tiết niệu) là cơ quan có chức năng đào thải các chất lỏng dư thừa ra ngoài. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động của thận, hệ tiết niệu có vai trò lọc máu, điều hòa huyết áp, cân bằng nồng độ axit trong máu. Hệ tiết niệu có cấu tạo gồm 2 thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang, 1 niệu đạo.
Thận là bộ phận quan trọng nhất của đường tiết niệu. Thận nằm ở vùng bụng trên, nằm ở khoảng đốt sống thắt lưng 1 và 3 dọc hai bên cột sống, sát thành sau của ổ bụng. Mỗi quả thận dài khoảng 10 – 12.5 cm, nặng trung bình khoang 170g và có hình hạt đậu, mặt trước nhẵn, mặt sau sần sùi và có màu nâu nhạt.
Thận có chức năng chính là lọc các chất, chỉ giữ lại protein và các tế bào trong máu, đồng thời đào thải các chất cặn bã, dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Trong quá trình bài tiết trên, thận giúp cơ thể cân bằng được huyết áp, nước, nồng độ hóa chất, muối. bên cạnh đó, thận còn tiết ra hormone tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu, giúp xương chắc khỏe.
Bàng quang (còn gọi là bóng đái) là túi chứa nước tiểu từ thận đổ xuống. Lúc rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn phía trong khung xương chậu, ở phía sau là một số bộ phận của cơ quan sinh dục. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang phình to và thoát ra ngoài khung xương, nằm hoàn toàn trong ổ bụng.
Bàng quang của người trưởng thành có sức chứa khoảng 300 – 500ml nhưng có thể tăng lên hoặc giảm đi nếu gặp các vấn đề bệnh lý. Bàng quang có chức năng chính là chứa nước nước tiểu từ thận và thải chúng ra ngoài thông qua niệu đạo.
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Đường niệu quản dài khoảng 25 – 30cm, đường kính ngoài của niệu quản là 4 – 5mm, đường kính trong khoảng 2 – 3 mm. Niệu quản gồm 3 lớp: thanh mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc và được chai thành 3 đoạn: niệu quản trên, niệu quản gữa và niệu quản dưới.
Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đến miệng sáo đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Chiều dài niệu đạo giữa nam và nữ có sự khác biệt:
Chức năng chính của niệu đạo là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể, đồng thời “tống” vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua lỗ niệu đạo. Ở nam giới, niệu đạo có vai trò dẫn tinh dịch ra ngoài mỗi khi xuất tinh.
Những bệnh lý về đường tiết niệu có thể xảy ra ở nam giới, phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi. Nắm rõ kiến thức về các bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc phòng ngừa và đối phó với bệnh.
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại các cơ quan thuộc hệ tiết niệu gồm: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo. Theo nghiên cứu, khoảng 95% nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn bội nhiễm ngược dòng niệu đạo, trong đó, vi khuẩn E. coli chiếm đến 80% các trường hợp.
Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam và nữ nhưng bệnh phổ biến hơn ở nữ giới do cấu tạo đặc biệt của cơ quan tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới do thói quen vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách, vệ sinh từ sau ra trước khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Nguyên nhân gây bệnh có thể do nữ giới quan hệ tình dục không lành mạnh, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thay vệ sinh sau 3 – 4 tiếng. Nữ giới bị viêm đường tiết niệu thường gặp một số biểu hiện như:
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới
Vi khuẩn E. coli là tác nhân chủ yếu gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường tiết niệu từ vùng viêm nhiễm quy đầu, từ vết trầy xước trên dương vật do quan hệ tình dục thô bạo hoặc do mắc một số bệnh lý như: phì đại tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản, bàng quang thần kinh… Viêm đường tiết niệu ở nam giới gây ra một số triệu chứng sau:
Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh gặp phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ phát triển thành viêm đường tiết niệu mãn tính, gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau. Bên cạnh đó, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng như: viêm thận, viêm bể thận, viêm tắc vòi trứng, viêm dẫn tinh, nhiễm trùng máu, suy thận…
Viêm thận, viêm bể thận là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm xung quanh các đài thận, bể thận, niệu quản và các nhu mô thận.
Viêm thận bể thận có thể điều trị được nhưng bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn thận, sốc nhiễm khuẩn, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, người bệnh khi nhận thấy triệu chứng bất thường cần thăm khám sớm và điều trị tích cực.
Viêm bàng quang mạn tính (viêm bàng quang kẽ) là tình trạng niêm mạc bàng quang bị thương tổn nhưng không do vi khuẩn. Các triệu chứng bệnh phổ biến nhất là:
Viêm bàng quang mạn tính nếu không được điều trị tích cực có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận và hệ thống sinh dục, gây viêm thận, suy thận, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn,…
Sỏi thận là khối tinh thể rắn có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong thận và có thể di chuyển dọc theo đường tiết niệu. Sỏi thận khi di chuyển hoặc tắc nghẽn sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh:
Trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, bệnh nhân có thể không bị đau hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào.
Suy thận là tình trạng thận mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng lọc máu. Bệnh suy thận được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Suy thận cấp tính xuất hiện khi lưu lượng máu trong thận không đủ, dẫn đến khả năng đào thải chất độc của thận bị ảnh hưởng. Nguyên nhân sâu xa là do chấn thương, phẫu thuật hoặc một số bệnh lý nào khác.
Trong khi đó, suy thận mạn tính do biến chứng của bệnh tiểu đường, tăng huyết áp. Suy thận là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị suy thận cần tiến hành chạy thận (điều trị lọc máu) hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Hệ tiết niệu và các cơ quan trong cơ thể có sự gắn kết mật thiết. Bất cứ vấn đề nào xảy ra tại đường tiết niệu cũng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác cũng như toàn bộ cơ thể. Do đó, mọi người không được chủ quan, lơ là với các biểu hiện bất thường, thay vào đó, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt
Đội ngũ bác sĩ nữ khám chữa bệnh, phòng khám kín đáo, riêng biệt, đảm bảo riêng tư
Bác sĩ nam khám chữa bệnh kết hợp linh hoạt các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao
Phòng khám cam kết bảo mật thông tin cá nhân, điều trị hiệu quả bằng nhiều phương pháp
Phương pháp xâm lấn tối thiểu đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tư vấn chu đáo, tận tâm
Với các phương pháp vá màng trinh, thu nhỏ âm đạo... giúp chị giữ lửa hạnh phúc
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của từng người