Tiểu rát, tiểu buốt là vấn đề đường tiết niệu có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau nên tỉ lệ nữ giới gặp trình trạng này cao hơn nam giới. Mặc dù tiểu rát không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến cuộc sống của người mắc phải bị đảo lộn. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Tiểu rát là gì?
Tiểu rát thường được dùng để mô tả cảm giác nóng rát, đau buốt mỗi khi đi tiểu và gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Đây là kết quả của sự kích thích niệu đạo và bàng quang quá mức.
Tình trạng tiểu buốt, tiểu rát thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi 20-50 và nam giới tuổi cao. Nam giới trẻ tuổi sẽ ít gặp phải tình trạng này hơn do liên quan đến vấn đề tăng sản tuyến tiền liệt.

Nguyên nhân gây tiểu rát
Tiểu rát do nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu rát. Tác nhân gây bệnh thường do vi khuẩn E.coli sống ở đại tràng và hậu môn bội nhiễm ngược vào đường tiểu của người bệnh thông qua quá trình quan hệ tình dục, sinh hoạt hằng ngày… Tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào như: bàng quang, thận, niệu đạo, niệu quản… đều có thể khiến người bệnh đau đớn khi đi tiểu.
Do cấu tạo đường tiết niệu ngắn nên nữ giới thường bị nhiễm trùng hơn nam giới. Đặc biệt phụ nữ có thai hoặc người mãn kinh có khả năng cao viêm đường tiết niệu do nội tiết tốt thay đổi đột ngột.
Tiểu rát do viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu được coi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Bệnh ảnh hưởng tới buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng… và khiến người bệnh đau bụng, tiểu rát, đau khi quan hệ tình dục…
Tiểu rát do viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt
Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài vì thế gây ra tình trạng tiểu rắt, tiểu không hết nước, tiểu buốt, tiểu rát ở nam giới. Các chuyên gia khuyến cáo, khi bị viêm hoặc phì đại tiền liệt tuyến, người bệnh cần thăm khám và tích cực điều trị để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Tiếu rát do viêm bàng quang
Các bệnh lý liên quan đến bàng quang như: viêm bàng quang, viêm bàng quang kẽ hay viêm niêm mạc bàng quang… cũng là nguyên nhân gây tiểu rát, tiểu buốt. Ngoài ra, những triệu chứng này còn kèm theo cảm giác đau và căng vùng chậu, bàng quang. Một vài trường hợp viêm bàng quang do xạ trị cũng ảnh hưởng đến đường tiết niệu và có thể gây ra tiểu rát, tiểu buốt…
Tiểu rát do viêm thận
Thận bị viêm, quá trình bài tiết nước tiểu sẽ gặp nhiều khó khăn, nước tiểu chạm vào các vết viêm sẽ gây cảm giác rát, buốt hoặc xót mỗi khi đi tiểu. Bệnh nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến suy thận.
Tiểu rát do bí tiểu
Bí tiểu là tình trạng thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Bí tiểu là cảm giác nóng rát, đau buốt, không tiểu được hoặc nếu tiểu được cũng chỉ ra vài giọt nước tiểu. Nguyên nhân gây bí tiểu có thể do sỏi niệu đạo, u tuyến tiền liệt, bàng quang căng tức… Bên cạnh những nguyên nhân trên, tiểu rát có thể do một số nguyên nhân khác:
- Áp lực, lo âu… trong công việc, cuộc sống
- Sử dụng nhiều chất kích thích, đồ ăn cay nóng
- Chấn thương vùng kín
- Dị ứng thuốc: Thuốc tránh thai, các dung dịch vệ sinh, thuốc hóa trị… có thể chứa một vài thành phần kích ứng khiến người dùng gặp tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt.
- Quan hệ tình dục quá nhiều và không vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau mỗi lần quan hệ.
- Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục như: giang mai, lậu, sùi mào gà…

Triệu chứng của tiểu rát
Dấu hiệu điển hình của tiểu rát là cảm giác khó chịu, nóng rát mỗi khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo một vài triệu chứng dưới đây thì cần đến khám tại các cơ sở y tế:
- Mỗi lần đi tiểu đều có cảm giác nóng rát. Cảm giác này kéo dài hơn 24h không thuyên giảm.
- Tiết rát có mùi hôi, nước tiểu đục, màu khác lạ, có lẫn máu hoặc mủ.
- Tiểu rát kèm theo các cơn đau bụng
- Vùng kín tiết nhiều dịch

Tiểu rát là dấu hiệu của bệnh gì
Tiểu rát không chỉ khiến cuộc sống của người bệnh xáo trộn mà nó còn là cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Sỏi thận
Nếu người bệnh thấy tình trạng tiểu rát, tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo những cơn đau vùng bụng dưới thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi thận.
Viêm thận
Tiểu rát kèm theo những cơn sốt cao không dứt thì rất có thể thận và đường tiểu của bạn đang bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
Các bệnh về đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản, niệu đạo
Khi đi tiểu, người bệnh có cảm giác đau rát từ lúc bắt đầu đến khi gần tiểu xong hoặc tiểu xong thì đây là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bệnh bàng quang, niệu đạo hoặc niệu quản. Những căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động kiểm tra để được điều trị kịp thời.

Cách chữa trị tiểu rát
Căn cứ vào mức độ của tình trạng tiểu rắt, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp.
Mức độ nhẹ
Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thiên nhiên để giảm triệu chứng của tiểu rát:
- Cỏ phượng vĩ: Thảo dược có tính lạnh, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, lưu thông máu, chữa tiểu rắt, tiểu buốt hiệu quả
- Mồng tơi: Mồng tơi tính mát, vị chua ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Người bệnh có thể dùng cuống và lá mồng tơi nấu nước để làm trà uống hằng ngày.
- Bột sắn dây: Từ lâu bột sắn dây đã được nhiều người sử dụng để chữa tiểu rát, tiểu buốt bởi đây là thực phẩm vị ngọt, tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt, thông đường tiết niệu hiệu quả.
Mức độ nặng
Khi có biểu hiện tiểu rát kèm theo những triệu chứng khác, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.
- Nếu tiểu rát do sỏi: Các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc để làm tan sỏi hoặc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.
- Nếu tiểu rát do nhiễm khuẩn: Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc đặt để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn và làm giảm các triệu chứng bệnh.
- Nếu tiểu rát do bị nhiễm trùng phức tạp như viêm bàng quang kẽ, các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc. Tuy nhiên, kết quả điều trị của phương pháp này khá chậm. Người bệnh cần dùng 4 tháng mới cải thiện được tình trạng tiểu rát, tiểu buốt.
- Nếu tiểu rát do viêm tuyến tiền liệt, bệnh nhân sẽ dùng thuốc kháng sinh trong 12 tuần để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh dùng kèm các loại thuốc khác như thuốc chẹn alpha, thuốc chống viêm không kê đơn… để xoa dịu tổn thương ở các cơ quanh tuyến tiền liệt.

Phòng ngừa tiểu rát
Tiểu rát tiểu buốt có thể phòng tránh dễ dàng nhờ những lưu ý dưới đây.
- Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh, bột giặt, các sản phẩm chăm sóc cá nhân có mùi thơm, nồng độ pH cao nhằm giảm nguy cơ kích ứng cho “cậu nhỏ”, “cô bé”.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Đi tiểu thường xuyên, không nhịn tiểu
- Nên sử dụng bao cao su cho cả nam và nữ để phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội.
- Ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích. Bổ sung rau tươi và hoa quả mát vào bữa ăn hằng ngày.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, không chà sát mạnh. Đối với nữ giới tránh thụt rửa âm đạo quá sâu.
Tiểu rát mặc dù là hiện tượng phổ biến nhưng tiềm tàng nhiều nguy cơ cho sức khỏe như mắc các bệnh như: viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang… Do đó, việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, an toàn. Khi bị tiểu rát kèm theo các triệu chứng khác, bạn có thể gọi trực tiếp đến hotline: 0584.591.860 hoặc để lại tin nhắn dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Tìm hiểu thêm: Viêm niệu đạo là bệnh gì?
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc